Hệ thống công nghệ an toàn trên ô tô có chức năng đảm bảo an toàn cho hành khách và giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Có nhiều công nghệ an toàn được tích hợp vào các xe hơi hiện đại tăng cường độ an toàn, giảm thiểu các rủi ro khi xe di chuyển. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về các tính năng này, sau đây là một số công nghệ an toàn được tích hợp trên ô tô phổ biến hiện nay.
1. Túi khí SRS
Túi khí SRS (Supplemental Restraint System) là một hệ thống công nghệ an toàn cơ bản trên ô tô được thiết kế để cung cấp bảo vệ bổ sung cho người lái và hành khách trong trường hợp xảy ra va chạm. Ngay cả những chiếc xe cỡ nhỏ và giá rẻ như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo cũng thường được trang bị ít nhất hai túi khí cho người lái và hành khách ngồi phía trước. Các dòng xe hạng cao hơn thường có nhiều túi khí hơn, bao gồm túi khí bên hông, túi khí rèm và túi khí cho hành khách phía sau, nhằm cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho tất cả các hành khách trong xe.
Mục đích chính của túi khí SRS là giảm thiểu sự va chạm giữa người lái và bề mặt nội thất của xe. Khi một va chạm xảy ra, túi khí bơm nhanh chóng để tạo ra một lớp đệm giữa người lái hoặc hành khách và bề mặt cứng của xe. Điều này giúp giảm sự tổn thương và nguy cơ chấn thương cho người ngồi trong xe.
2. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-Lock Brake System)
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một công nghệ an toàn trên ô tô giúp ngăn chặn bánh xe bị bó cứng trong quá trình phanh và giữ cho hệ thống phanh vận hành hiệu quả trong tình huống khẩn cấp. Khi phanh gấp, nếu không có hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), phanh dễ bị bó cứng khi má phanh ghì chặt vào đĩa phanh, làm bánh xe dừng quay đột ngột và làm mất độ bám, gây trượt dài và có thể dẫn đến mất lái.
Hệ thống ABS giúp ngăn ngừa hiện tượng phanh xe bị bó cứng bằng cách liên tục điều khiển áp suất phanh để phanh nhấp/nhả liên tục. Khi phát hiện một hoặc nhiều bánh xe có dấu hiệu giảm tốc bất thường, hệ thống ABS sẽ điều chỉnh áp suất dầu để giảm sức ép trên bánh xe đó, từ đó giữ cho bánh xe tiếp tục quay và duy trì độ bám đường tốt hơn. Điều này giúp tài xế vẫn có thể điều khiển xe và dừng lại an toàn trong tầm kiểm soát.
Hiện nay, hệ thống phanh ABS là hệ thống hỗ trợ an toàn cơ bản trên hầu hết các dòng xe ô tô từ giá rẻ cho đến hạng sang hiện nay.
3. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA (Brake Assist)
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là một công nghệ an toàn cơ bản trên ô tô được thiết kế để cung cấp hỗ trợ tăng cường lực phanh trong tình huống phanh gấp hoặc khẩn cấp.
Lực đạp phanh từ người lái có tác động lớn đến hiệu quả của hệ thống phanh. Nếu người lái không cung cấp đủ lực phanh trong trường hợp cần phanh đột ngột, đường phanh thường sẽ dài hơn và hiệu quả phanh có thể bị giảm. Nhiều trường hợp phanh không kịp còn dẫn đến va chạm, thậm chí tai nạn do xe không dừng kịp lúc.
Hệ thống BA được thiết kế để cung cấp thêm lực phanh trong trường hợp tài xế cần phanh gấp. Khi tài xế đạp phanh mạnh, hệ thống BA sẽ kích hoạt bộ khuếch đại phanh để tăng cường lực phanh. Điều này giúp rút ngắn quãng đường phanh và hạn chế va chạm. Hệ thống BA là một phần quan trọng của hệ thống an toàn trên ô tô và giúp cải thiện khả năng dừng xe trong tình huống khẩn cấp.
4. Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD (Electronic Brake Force Distribution)
Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD là một công nghệ an toàn trên ô tô được sử dụng để điều chỉnh và phân bổ lực phanh tương ứng với tỷ lệ phân bổ tải trọng trên từng bánh xe.
Không phải lúc nào lực cũng phân bố đồng đều trên tất cả 4 bánh xe. Thông thường, hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay có động cơ được lắp đặt ở phía trước, dẫn đến trọng lượng tác động lên 2 bánh xe trước nhiều hơn. Ngay cả khi xe di chuyển trong điều kiện bình thường, lực quán tính cũng làm tăng sự tập trung trọng lượng lên bánh xe trước. Ngoài ra, khi quay đầu, trọng lượng cũng tập trung chủ yếu vào 2 bánh xe trước.
Để tăng hiệu quả phanh, lực phanh cần được phân bố đồng đều trên cả bốn bánh xe. Trong trường hợp này, hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD) đảm nhận nhiệm vụ tính toán và điều chỉnh phân phối lực phanh dựa trên tốc độ và quãng đường di chuyển.
5. Hệ thống điều chỉnh cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program)
Hệ thống điều chỉnh cân bằng điện tử ESP, còn được gọi là hệ thống kiểm soát ổn định điện tử, là một công nghệ an toàn trên ô tô được thiết kế để giúp duy trì độ ổn định của xe trong các tình huống mất kiểm soát hoặc trượt bánh.
Xe ô tô nói chung, thường gặp phải tình trạng thiếu lái hoặc thừa lái xảy ra di chuyển với tốc độ cao trên đường trơn trượt và gặp phải chướng ngại vật bất ngờ. Điều này có thể dẫn đến mất lái hoặc trượt dài của xe do mất lực ma sát.
Tuy nhiên, hệ thống điều chỉnh cân bằng điện tử (ESP) đã được thiết kế để giới hạn tình trạng mất lái hoặc trượt dài của xe. Khi phát hiện góc đánh lái và góc quay của thân xe không cân đối, ESP sẽ tự động điều chỉnh và ổn định lại tốc độ của xe ngay lập tức. Một số hệ thống cân bằng điện tử tiên tiến còn có khả năng điều chỉnh momen xoắn và tác động trực tiếp lên cả 4 bánh xe.
6. Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System)
Hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) là một thành phần quan trọng trong hệ thống công nghệ an toàn trên ô tô, với vai trò ngăn chặn hiện tượng mất lực kéo và trượt dài của xe. TCS hoạt động bằng cách can thiệp vào hệ thống phanh và mô-men xoắn, giúp giảm tốc độ di chuyển và khôi phục lực kéo. Qua quá trình này, TCS giúp duy trì sự ổn định và di chuyển trên quỹ đạo đúng. Thường thì TCS thường là một phần của hệ thống cân bằng điện tử (ESP).
7. Hệ thống hỗ trợ khởi hành lưng chừng dốc HAC (Hill-start Assist Control)
HAC (Hill-start Assist Control) là một công nghệ an toàn trên ô tô được thiết kế để hỗ trợ người lái khi khởi động xe trên đường dốc. Chức năng chính của hệ thống HAC là ngăn chặn sự trượt lùi của xe khi người lái thả bàn đạp phanh và chuyển sang bàn đạp ga trong khi đang dừng trên một đường dốc. Khi xe dừng trên một đường dốc, hệ thống HAC giám sát tình trạng phanh và áp lực trên hệ thống phanh. Khi người lái thả bàn đạp phanh để chuyển sang bàn đạp ga, hệ thống HAC sẽ duy trì áp lực phanh trong một khoảng thời gian ngắn để ngăn chặn sự trượt lùi của xe.
Nhờ có HAC, việc di chuyển lên dốc trở nên an toàn hơn cho người lái xe. Đặc biệt quan trọng trong quá trình di chuyển trên đường dài, vượt qua đèo hay leo dốc. Hiện nay, hầu hết các dòng xe đều được tích hợp hệ thống an toàn HAC.
8 Hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp ESS (Emergency Brake Signal)
Trong trường hợp có nhiều phương tiện đang lưu thông cùng lúc, có thể xảy ra tình huống nguy hiểm khi một chiếc xe phía trước phanh đột ngột, gây nguy cơ va chạm liên hoàn với xe phía sau. Để giảm thiểu nguy cơ này, hệ thống cảnh báo phanh khẩn cấp (ESS) được thiết kế để phát hiện các tình huống phanh gấp và cung cấp tín hiệu cảnh báo cho người điều khiển xe.
ESS hoạt động dựa trên thông tin thu thập từ nhiều cảm biến. Khi hệ thống phát hiện rằng xe có dấu hiệu hoặc đăng bị phanh gấp, nó kích hoạt bộ thu tín hiệu và truyền thông tin cảnh báo cho người điều khiển phương tiện. Điều này cho phép người lái nhận biết sớm tình huống và có thời gian phản ứng để xử lý an toàn.
9. Hệ thống điều khiển hành trình (Cruise Control System – CCS)
Hệ thống hỗ trợ duy trì tốc độ (CCS) là một công nghệ quan trọng giúp người lái xe điều khiển phương tiện với tốc độ được cài đặt trước – cho phép người lái duy trì một tốc độ đều và ổn định trên đường cao tốc hoặc đoạn đường thẳng mà không cần giữ chân trên bàn đạp ga. CCS hoạt động theo cách đơn giản như sau: thông qua việc điều chỉnh mức mở ga, hệ thống điều khiển tạo ra một tốc độ duy trì theo yêu cầu. Khi đã thiết lập tốc độ này, người lái có thể gỡ chân khỏi bàn đạp ga và thậm chí lái xe không cần đặt tay lên vô lăng.
CCS đặc biệt hữu ích khi di chuyển trên đoạn đường dài hoặc đường cao tốc. Nó giúp người lái không phải duy trì chân liên tục ở vị trí đạp ga, đồng thời duy trì tốc độ ổn định và tiết kiệm nhiên liệu đáng kể trên mỗi quãng đường.
10. Tích hợp cảm biến lùi – Parking Aid Sensor
Người mới tập lái xe thường gặp khó khăn khi phải lùi đỗ xe do hạn chế tầm quan sát. Tuy nhiên, việc tích hợp camera lùi vào xe đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp khả năng dò tìm và cảnh báo về những vật cản phía sau cho tài xế. Hệ thống này hỗ trợ người lái trong quá trình lùi xe và đỗ xe. Nhờ việc sử dụng cảm biến ultrasonic hoặc radar để phát hiện các vật cản gần xe trong quá trình lùi và cung cấp cảnh báo cho người lái.
Hầu hết các xe được trang bị cảm biến lùi ở phía sau. Đối với các dòng xe cao cấp, nhà sản xuất còn bổ sung thêm cảm biến ở góc trước và góc sau, nâng cao khả năng phát hiện vật cản từ nhiều hướng khác nhau.
11. Tích hợp camera lùi
Ngoài cảm biến lùi trên thì hệ thống công nghệ an toàn cơ bản trên xe ô tô, nhà sản xuất còn trang bị thêm thiết bị camera lùi. Việc bố trí thêm camera lùi giúp cho người điều khiển xe có thể quan sát toàn cảnh phía sau xe với góc nhìn rộng lên đến khoảng 170 độ. Ngoài ra, nhiều camera còn tích hợp khả năng tự di chuyển theo góc quay của vô lăng.
Tính năng camera lùi là một phần quan trọng giúp tài xế dễ dàng di chuyển trong không gian hẹp. Từ xe sang đến xe bình dân, tất cả đều tích hợp chức năng này để cung cấp sự thuận tiện cho người lái.
Trên là thông tin về các hệ thống an toàn cơ bản trên ô tô, mong rằng bạn sẽ cảm thấy bổ ích.
Quý khách có nhu cầu làm dịch vụ phù hiệu xe, đăng ký chạy xe công nghệ, grab, be, gocar, hay lắp đặt camera, định vị xe hợp quy hợp chuẩn, vui lòng liên hệ ngay đến hợp tác xã GPS Nhật Năng để được tư vấn tốt nhất.
Hotline – Zalo: 090.969.8882